Contents
Năm 2020, nên kinh tế nói chung và ngành ngân hàng nói riêng đều phải gánh chịu hậu quả từ đại dịch Covid – 19. Mức nợ xấu của ngân hàng MBBank tăng vọt trong những quý đầu năm 2020.
Tình hình nợ xấu các ngân hàng đang nhích tăng
Trong 3 quý đầu năm 2020, nợ xấu ngân hàng tăng rõ rệt. Tính đến tháng 8/2020, nợ xấu vẫn có xu hướng tăng nhưng nhiều người cho rằng đó mới chỉ là bắt đầu?
Nợ xấu ngân hàng MB Bank
Chỉ xét riêng quý 1/2020, khoản nợ xấu của ngân hàng MB Bank đã tăng 38% sơ với thời điểm đầu năm. Nợ nhóm 2 tăng thêm 65% lên đến 4.785 tỷ đồng và đây là mức nợ xấu sau khi ngân hàng MB Bank đã xóa 1.368 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của MB Bank trước khi thu hồi nợ là 2,15% và sau khi thu hồi nợ thì con số này giảm còn 1,62%, tuy nhiên đây vẫn là tỷ lệ cao nhất kể từ quý III/2015 đến nay. Cuối năm 2019, tỷ lệ này chỉ là 1,87% và 1,16%.
Nợ xấu ngân hàng Sacombank
Ngân hàng Sacombank cũng phải đối mặt với nợ xấu tăng trong năm nay. Tính đến hết tháng 3/2020, nợ xấu nội bảng của Sacombank là 6.046 tỷ đồng, con số này đã tăng đến hơn 300 tỷ đồng so với thời điểm đầu năm. Nó cũng kéo tỷ lệ nợ xấu nội bảng tính trên tổng dư nợ cho vay của Sacombank lên 1,97%.
Tuy nhiên, hoạt động xử lý nợ xấu của Sacombank lai có phần chậm lại, lãi từ những hoạt động khác giảm mạnh đến 76,6% và chỉ đạt 71 tỷ đồng. Bên cạnh đó, nợ xấu tại Công ty Quản lý tài sản của các tổ chức tín dụng cũng chưa có một sự chuyển biến nào rõ rệt. Do ảnh hưởng của dịch bệnh, công tác phát mãi tài sản để thu hồi lại nợ xấu cũng gặp nhiều khó khăn.
Hết quý 2/2020, nợ xấu Sacombank lại tăng 17% so với quý 1 lên 6,682 tỷ đồng. Nợ tiêu chuẩn tăng 1,8 lần, nợ có khả năng mất vốn tăng lên đến 5% so với đầu năm. Tỷ lệ nợ xấu của Sacombank cũng tăng từ 1,93% lên 2,15%. Sacombank đã nâng chi phí dự phòng lên 1.565 tỷ đồng, cao hơn 49% so với cùng kỳ năm ngoái và đó cũng chính là lý do khiến lợi nhuận của ngân hàng giảm 2%.
Nợ xấu ngân hàng Agribank
Ngân hàng Agribank đang đứng trước nguy cơ mất vốn cao khi nợ nhóm 5 tăng mạnh. Tính đến cuối năm 2019, nợ xấu nhóm 5 của Agribank đã tăng thêm 34%, mức tăng mạnh nhất trong năm, kéo nợ xấu tăng lên đến 12.398 tỷ đồng, mức nợ này đã chiếm đến 70% tổng nợ xấu của ngân hàng Agribank. Việc mua bán chứng khoán đầu tư của Agribank cũng ghi nhận bị lỗ 24 tỷ đồng dù 2018 ghi nhận lãi 52 tỷ đồng.
“Từ một ngân hàng dẫn đầu về vốn điều lệ, hiện nay Agribank có vốn điều lệ gần 30.500 tỷ đồng, thấp nhất trong nhóm “Big 4” ngân hàng thương mại” – thông báo của Agribank đã nêu. Tuy có vốn điều lệ thấp nhưng Agribank lại có khối tài sản lớn nhất, chỉ tính riêng quyền sở hữu đất đai, ngân hàng này đã sở hữu đến gần 3 triệu m2.
Xem thêm: Đáo hạn ngân hàng cần thủ tục gì?
Xem thêm: Dịch vụ đáo hạn ngân hàng tại tphcm
VPBank và SeABank báo giảm nợ xấu
Qua 2 quý đầu năm 2020, hai ngân hàng VPBank và SeABank đã ghi nhận giảm nợ xấu tính đến hiện nay. Nợ xấu ngân hàng VPBank giảm 2% xuống còn 8.612 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của VPBank cũng giảm từ 3,42% xuống còn 3,18%. SeABank báo giảm 4% nợ xấu xuống chỉ còn 2.190 tỷ đồng, tỷ lệ nợ xấu cũng giảm chỉ còn 2,23%.
Tại sao nợ xấu MBBank và các ngân hàng tăng?
Do dịch bệnh Covid – 19
Nợ xấu tăng do dịch bệnh là điều rất đáng lo ngại cho ngành ngân hàng. Điều này sẽ kéo theo việc tăng những khoản trích lập dự phòng từ đó khiến lợi nhuận của ngân hàng bị ăn mòn. Đơn cử như Sacombank, quý hai vừa rồi đã phải tăng mức chi phí dự phòng lên và khiến cho lợi nhuận ngân hàng giảm 2%.
Trong nửa đầu năm 2020, nhóm nợ xấu tăng nhiều nhất đó là nợ nhóm 3, nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nhóm 5, nợ có khả năng mất vốn. Các ngân hàng hầu như đều có sự tăng cao mức nợ xấu năm ở hai nhóm này. Nhóm nợ nghi ngờ cũng có dấu hiệu tăng nhanh.
Tuy nhiên, theo báo cáo từ Fiinpro, nhóm ngân hàng đã bắt đầu bước vào giai đoạn “bình thường mới” sau khi dịch bệnh được kiểm soát. Thay vì ước tính giảm lợi nhuận sau thuế còn 16%, các ngân hàng đã tự tin hơn và đưa ra những triển vọng lợi nhuận tốt hơn trong thời gian này. Dự kiến lãi sau thuế của 18/19 ngân hàng sẽ tăng 4,9% so với năm ngoái.
Nợ được cơ cấu lại
Đầu năm 2020, Ngân hàng Nhà nước đã ban hành Thông tư 01 để đưa ra quy định và hướng dẫn các tổ chức tín dụng, các chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời gian trả nợ, miễn hoặc giảm lãi phí hay giữ nguyên nhóm nợ để hỗ trợ khách hàng. Chính yếu tố này đã tác ododnjg không nhỏ đến diễn biến nợ xấu của các ngân hàng.
Chính Thông tư 01 đã giúp cho một số doanh nghiệp không bị chuyển thành nhóm nợ xấu. Tuy nhiên điều này cũng ẩn chứa nhiều rủi ro cho ngân hàng khi khoản nợ xấu này thực chất vẫn tồn tại và Thông tư 01 chỉ khiến nó không xuất hiện trên báo cáo tài chính. Chính vì thế, các ngân hàng cần phải hết sức thận trọng và lập ra những phương án dự phòng cần thiết để giải quyết những khoản nợ xấu cơ cấu lại.
Theo lời các chuyên gia, năm 2020 có thể là một năm mà lợi nhuận ngân hàng được xem là “ảo” nếu như không có những dự phòng nợ xấu đúng đắn. Các ngân hàng cần cẩn trọng hơn với hai loại nợ xấu đó là nợ được cơ cấu lại và các khoản nợ mới cho vay.
Tổng kết
Nhìn chung, qua nửa đầu năm 2020, MBBank vẫn có tổng thu nhập tăng nhờ việc buôn bán chứng khoán và cắt giảm chi phí hoạt động. Tuy nhiên, nợ xấu vẫn tăng và ngân hàng cũng đã phải trích lập dự phòng để đối phó với tình huống xấu nhất.
Tính đến hết quý I/2020, MBBank vẫn có lãi thuần tăng 13,6% và đạt 4.695 tỷ đồng. Mảng dịch vụ có giảm nhẹ khoảng 1,8% nên chỉ thu về 744 tỷ đồng lãi thuần. Còn lại các lĩnh vực khác vẫn có sức tăng trưởng khá tốt. Lãi thuần từ việc mua bán chứng khoán gấp gần 3 lần và đạt 488 tỷ đồng. Những hoạt động khác cũng đem về cho MBBank khoảng 240 tỷ đồng lãi thuần.
Tuy nhiên. nợ xấu vẫn có dấu hiệu gia tăng và MBBank cũng như các ngân hàng khác đều cần phải cẩn trọng hơn trong việc cho vay và thu hồi nợ xấu. Trong quý đầu năm, MBBank phải chứng kiến sự sụt giảm của tiền gửi từ khách hàng, cụ thể con số này đã giảm gần 12%, chủ yếu là do các cá nhân, tổ chức rút tiền ồ ạt. Đây cũng là một trong những vấn đề đáng ngại của MBBank.
Hiện tại, các ngân hàng vẫn ưu tiên triển khai những biện pháp khẩn cấp để ứng phó với đại dịch, bắt đầu bước vào giai đoạn “bình thường mới” của ngành ngân hàng. Giải pháp trước mắt vẫn là đảm bảo kinh doanh liên tục và đảm bảo sự an toàn cho khách hàng, nhân viên cũng như các cơ sở kinh doanh. Đồng thời, các ngân hàng cũng cần tiếp tục triển khai những dự án chiến lược theo kế hoạch đến 2021, ưu tiên những dự án hiện đại hóa với công nghệ thông tin IBM và chuyển đổi số.
Ngoài ra, ngân hàng cũng cần thúc đẩy bán chéo sản phẩm dịch vụ giữa ngân hàng và các công ty thành viên. Từ đó hoàn thiện mô hình kinh doanh với ngân hàng số, đẩy mạnh phát triển các kênh giao dịch điện tử, phát triển nền tảng marketing số và số hóa các hoạt động nhằm tiết giảm chi phí hoạt động.