Contents
Thực tế không ít người rơi vào hoàn cảnh muốn vay vốn ngân hàng để kinh doanh, chi tiêu gia đình nhưng bị từ chối do nợ xấu. Trong đó, với mức nợ xấu nhóm 4 thì hầu hết ngân hàng từ chối cho vay, một số tổ chức cho vay nhưng yêu cầu cũng rất khắt khe. Vậy có ngân hàng cho vay nợ xấu nhóm 4 nào và yêu cầu thủ tục là gì?
Nợ nhóm 4 quá hạn bao nhiêu?
Khái niệm và phân cấp nợ xấu ra đời nhằm giúp hệ thống ngân hàng nói riêng và tín dụng nói chung đánh giá rủi ro với một khoản vay cá nhân nhất định. Đến nay, phân cấp nợ xấu vẫn được sử dụng và định danh trên hệ thống điện tử. Điều này có nghĩa là, một người nợ xấu tại 1 ngân hàng thì khi vay tại bất cứ ngân hàng hay tổ chức tín dụng nào cũng đều tra ra lịch sử nợ xấu này.
Xem xét cho vay dựa trên điểm tín dụng hay nợ xấu là cần thiết. Nếu như ngân hàng phải chịu các khoản nợ xấu quá nhiều thì dễ bị lâm vào tình trạng phá sản, ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế chung của cả nước.
Trong đó, nợ xấu nhóm 4 được đánh giá là một trong những nhóm nợ nguy hiểm nhất, tiềm ẩn nhiều rủi ro cao. Thực tế hiện nay, bất cứ ai khi đang bị nợ xấu nhóm 4 thì các ngân hàng, tổ chức tài chính đều từ chối cho vay.
Ngoài ra, khách hàng bị liệt vào danh sách nợ xấu nhóm 4 thì phải cần một thời gian rất dài ít nhất là 5 năm mới có thể xóa được lịch sử nợ lưu trữ trên hệ thống CIC cũng như được xem xét duyệt vay vốn lại.
Vậy nợ nhóm 4 khi quá hạn bao nhiêu? Nhà nước ta có quy định tại khoản 1 Điều 10 Thông tư 02/2013/TT-NHNN để phân cấp nợ xấu tùy vào mức độ trả nợ của khách hàng và từ đó xếp vào các nhóm nợ khác nhau.
Cụ thể, khách hàng sẽ nhanh chóng bị liệt vào danh sách nợ nhóm 4 khi rơi vào các trường hợp nợ quá hạn như sau:
Trường hợp 1: Khoản nợ của khách hàng bị nợ quá hạn từ 181 ngày cho đến 360 ngày;
Trường hợp 2: Khoản nợ đã được được ngân hàng cơ cấu lại thời gian trả nợ lần đầu quá hạn dưới 90 ngày;
Trường hợp 3: Khoản nợ được ngân hàng cơ cấu lại thời gian trả nợ lần thứ hai. Nếu ngân hàng cơ cấu khoản nợ lần thứ 3 mà khách hàng không thanh toán thì sẽ rơi vào nợ xấu nhóm 5.
Để biết chính xác bản thân có rơi vào nhóm nợ xấu 4 không, bạn có thể tra cứu trực tiếp thông tin trên hệ thống CIC hoặc kiểm tra tại bất cứ ngân hàng nào khi bạn đề cập mong muốn vay vốn. Nhân viên tín dụng thường tìm kiếm thông tin này đầu tiên.
Nợ xấu nhóm 4 vay được ngân hàng nào?
Nhiều người đang có nhu cầu vay vốn khi bị từ chối cho vay do nợ xấu nhóm 4 nghĩ rằng, ngân hàng khác có thể có điều khoản dễ dàng hơn để được vay. Song thực tế, hiện nay người có nợ xấu nhóm 4 đều được các đơn vị tài chính đánh giá mất khả năng hoàn vốn. Đó là lí do dù bạn có tìm đến vay tại bất cứ ngân hàng hay tổ chức tài chính nào cũng chung một câu trả lời là từ chối cho vay.
Đây là áp dụng khi bạn còn đang trong tình trạng nợ xấu nhóm 4, nghĩa là quá trình trả nợ vẫn bị lưu trữ trên hệ thống CIC. Sau khoảng thời gian thử thách, khi khoản nợ xấu này của khách hàng đã xóa hoàn toàn trên CIC thì vẫn có thể vay tiền trở lại. Song các ngân hàng và tổ chức tài chính cũng rất hạn chế và cẩn thận khi cho các đối tượng có lịch sử nợ xấu vay, vì thế ít nhiều vẫn sẽ gặp những khó khăn khi vay.
Việc áp dụng thời gian thử thách đối với nhóm nợ xấu 4 hiện nay là 5 năm tính từ thời điểm khách hàng thanh toán khoản nợ cả gốc lẫn lãi. Người vay bắt buộc phải thanh toán đúng, đủ số tiền nợ để đẩy dư nợ về 0. Nếu dư nợ vẫn còn dù chỉ là 1 đồng thì khách hàng vẫn bị tính là đang nợ xấu, thậm chí còn bị đẩy lên nợ xấu nhóm 5. Sau đó, khoản nợ được xóa trên hệ thống CIC sẽ giúp bạn nhanh chóng tiếp cận được gói vay tiếp theo.
Do đó, một lời khuyên nhỏ dành cho khách hàng vay bị nợ xấu là để chắc chắn dư nợ đã bằng 0, sau khi thanh toán bạn hãy gọi điện đến số hotline hoặc đến trực tiếp ngân hàng để kiểm tra.
Lưu ý khi vay cho nợ nhóm 4
Có thể thấy, đã dính một lần nợ xấu nhóm 4, trong thời gian thử thách thì khách hàng không thể vay vốn tại ngân hàng nào. Qua thời gian thử thách, cơ hội vay sẽ có nhưng khắt khe, khó khăn hơn rất nhiều. Do đó, việc quan trọng là trả nợ đúng hạn, hạn chế tối đa nợ quá hạn đẩy thành nợ xấu. Dưới đây là một số lời khuyên giúp bạn phòng tránh cũng như hạn chế nợ xấu nâng bậc:
Tuân thủ quy định của ngân hàng.
Ngân hàng bạn vay vốn sẽ là đơn vị trực tiếp quyết định phân bậc và đẩy hồ sơ vay của bạn vào danh sách nợ xấu. Để tránh việc rơi vào nhóm nợ xấu ảnh hưởng đến việc vay tiền, khách hàng nên tuân thủ đúng quy định mà các ngân hàng đặt ra. Nên cố gắng hoàn thành khoản nợ đúng thời hạn, không kéo dài dây dưa với các khoản nợ kể cả nợ nhỏ tránh phát sinh thêm lãi suất và ảnh hưởng đến khả năng chi trả;
Đảm bảo khả năng thanh toán
Ngân hàng và tổ chức tín dụng đã đánh giá kĩ khả năng tài chính của bạn và gia đình có khả năng trả nợ đúng hạn. Để đảm bảo điều này, bạn cần xác định khoản vay ban đầu cũng như thu nhập của mình, các chuyên gia cho biết, mức vay mà chi phí thanh toán nợ mỗi tháng không quá 50% thu nhập mỗi tháng là phù hợp để đảm bảo được khả năng thanh toán của mình.
Nếu không tính toán được thời gian và số tiền chi trả nợ mỗi tháng tốt, chắc chắn khả năng thanh toán của bạn sẽ bị ảnh hưởng khá nhiều do sự cố phát sinh hay tiêu dùng sinh hoạt thường ngày;
Hạn chế vay vốn khi lịch sử tín dụng xấu
Khi đi vay trong thời gian 2 năm gần nhất, lịch sử tín dụng không tốt, nhất là từng có nợ xấu thì việc vay vốn sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Các ngân hàng xem xét kĩ lưỡng, cần nhiều thời gian hơn để duyệt hồ sơ ngăn ngừa nợ xấu.
Đảm bảo trả hết khoản vay cũ mới vay khoản mới
Hãy đảm bảo hồ sơ của không còn bất cứ khoản vay nào chưa thanh toán hết trước khi tiếp tục vay vốn. Các ngân hàng rất cân nhắc trường hợp vay đồng thời nhiều khoản bởi khả năng thanh toán không được đảm bảo tốt.
Không nên vay nếu không đủ khả năng tài chính
Hãy tìm đến các nguồn vốn an toàn khác như bạn bè, người thân,… thay vì cố gắng vay vốn mà không đủ khả năng trả nợ. Điều này sẽ ảnh hưởng đến hồ sơ tín dụng cũng như làm tăng gánh nặng tài chính cho bản thân bạn và gia đình.
HI vọng những thông tin chia sẻ trong bài viết này sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về chính sách ngân hàng cho vay nợ xấu nhóm 4.