Vay tín chấp là một hình thức vay vốn khá phổ biến hiện nay bởi những ưu điểm của nó mang lại như: Thủ tục và hồ sơ, thời gian xét duyệt nhanh chóng, quy trình không quá phức tạp. Do đó, gói vay này nhận được sự quan tâm của khá nhiều khách hàng. Tuy nhiên, trong quá trình thanh toán vì một số lý do, họ trả chậm trả trễ hoặc không có khả năng thanh toán. Do đó, mọi người đang rất quan tâm vấn đề: Vay tín chấp có bị kiện không? Hãy cùng tìm hiểu thông qua bài viết sau.
Contents
Nợ xấu tín chấp là gì?
Vay tín chấp là hình thức cho vay không cần đến biện pháp bảo đảm. Việc vay này hoàn toàn dựa vào uy tín của người đi vay nhằm phục vụ cho các hoạt động đám cưới, du lịch, tiêu dùng,…Khách hàng thường hỗ trợ khoản vay từ 10 triệu đồng đến 500 triệu đồng trong thời gian linh hoạt từ 1 năm đến 5 năm.
Trước khi vay, đa phần mọi người đều cân nhắc khoản vay và khả năng tài chính. Tuy nhiên, vì một số lý do bệnh tật, mất việc,…khiến bạn chậm trễ trong việc thanh toán dẫn đến nợ xấu, nợ chú ý.
Nợ xấu tín chấp là khoản nợ được liệt vào nhóm 3, nhóm 4 và nhóm 5 khi người vay thực hiện nghĩa vụ trả chậm, trả trễ. Nợ xấu thường là các khoản nợ đã quá 90 ngày mà người vay vẫn chưa thực hiện nghĩa vụ đóng lãi và gốc. Một khách hàng được xét là bị nợ xấu thường dựa trên 2 yếu tố: Đã quá hạn trên 90 ngày và khả năng thanh toán có thể không còn.
Vay tín chấp hết khả năng thanh toán có bị làm sao không?
Dù đã cố gắng thực hiện nghĩa vụ thanh toán nhưng vì một số lý do nào đó, b hết khả năng thanh toán. Khi gặp trường hợp này, nhiều người thường rơi vào tâm lý hoang mang, lo lắng khi liên tục nhận những cuộc gọi và tin nhắn từ bộ phận thu hồi nợ. Vậy không có khả năng thanh toán vay tín chấp có bị làm sao không?
Vay tín chấp là hình thức vay đảm bảo được lập bằng văn bản với số tiền vay, thời gian, mục đích rõ ràng. Đây là hình thức vay được pháp luật dân sự điều chỉnh. Hiện tại chưa có quy định truy cứu trách nhiệm hình sự đối với những trường hợp vay tín chấp không có khả năng chi trả.
Khi đến hạn trả nợ, bên cho vay đã dùng mọi cách nhưng không thể thu hồi khoản vay thì họ có quyền khởi kiện lên tòa án dân sự để yêu cầu bên vay hoàn trả khoản nghĩa vụ và lãi chậm trễ. Mọi vấn đề đều được điều chỉnh bởi Luật dân sự.
Người vay tín chấp bị truy cứu về tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản trong những trường hợp như: Dùng thủ đoạn gian dối để chiếm đoạt tài sản, bỏ trốn hoặc dùng tài sản với mục bất hợp pháp dẫn đến không đủ khả năng thanh toán.
Tuy nhiên, thực tế cho thấy, khi các công ty tài chính hoặc ngân hàng đã dùng hết tất cả biện pháp nhưng không thể thu hồi khoản vay thì họ thường khởi kiện theo thủ tục dân sự để yêu cầu người vay thực hiện đúng nghĩa vụ của mình.
Bài viết vừa giúp bạn giải đáp băn khoăn xoay quanh chủ đề: Vay tín chấp có bị kiện không? Và những thông tin hữu ích liên quan. Cuộc sống đôi lúc có khó khăn nên nhiều người đã lựa chọn gói vay tín chấp. Tuy nhiên, mọi người cũng nên sắp xếp thời gian thanh toán đúng hạn để tránh phí phạt và nhiều vấn đề phát sinh. Nếu bạn cần hỗ trợ thêm về dịch vụ tài chính, hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn tốt nhất.