Contents
Trong thời gian kế toán nghỉ thai sản, có rất nhiều công việc và sổ sách quan trọng của công ty cần xử lý. Vậy nên lưu ý những điều gì để đúng pháp luật kể cả kế toán trưởng và người được ủy quyền?
Quy định về nghỉ thai sản của nhà nước và hưởng lương như thế nào
Theo Bộ Luật lao động 2012
Điều 157. Nghỉ thai sản
1. Lao động nữ được nghỉ trước và sau khi sinh con là 06 tháng.
Trường hợp lao động nữ sinh đôi trở lên thì tính từ con thứ 02 trở đi, cứ mỗi con, người mẹ được nghỉ thêm 01 tháng.
Thời gian nghỉ trước khi sinh tối đa không quá 02 tháng.
2. Trong thời gian nghỉ thai sản, lao động nữ được hưởng chế độ thai sản theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Theo Luật bảo hiểm xã hội năm 2006
Điều 34. Trợ cấp một lần khi sinh con hoặc nhận nuôi con nuôi
Lao động nữ sinh con hoặc người lao động nhận nuôi con nuôi dưới bốn tháng tuổi thì được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
Trường hợp chỉ có cha tham gia bảo hiểm xã hội mà mẹ chết khi sinh con thì cha được trợ cấp một lần bằng hai tháng lương tối thiểu chung cho mỗi con.
Điều 35. Mức hưởng chế độ thai sản
– Người lao động hưởng chế độ thai sản theo quy định tại các điều 29, 30, 31, 32 và 33 của Luật này thì mức hưởng bằng 100% mức bình quân tiền lương, tiền công tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước khi nghỉ việc.
– Thời gian nghỉ việc hưởng chế độ thai sản được tính là thời gian đóng bảo hiểm xã hội. Thời gian này người lao động và người sử dụng lao động không phải đóng bảo hiểm xã hội.
Như vậy nếu công ty thực hiện đăng kí và đóng bảo hiểm xã hội đầy đủ cho bạn thì theo luật bảo hiểm xã hội bạn vẫn được hưởng mức lương bằng 100% mức bình quân tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu tháng liền kề trước nghỉ việc đồng thời được hưởng trợ cấp một lần khi sinh con.
Do pháp luật không cấm nên việc công ty vẫn trả lương hàng tháng cho bạn trong thời gian thai sản không vi phạm pháp luật nhưng phải đảm bảo rằng công ty đã thanh toán cho bạn tiền trợ cấp một lần và tiền lương tháng đóng bảo hiểm xã hội của sáu táng liền kề trước khi ngỉ việc theo quy định của pháp luật.
Trên đây là các điều luật và quy định của nhà nước đối với việc nghỉ thai sản. Hãy chấp hành và thực hiện theo đúng quy định của pháp luật để đảm bảo quyền lợi của bản thân.
Quy định về ủy quyền ký kế toán trưởng
Theo quy định của Thông tư số 77/2017/TT-BTC ngày 28/7/2017 hướng dẫn chế độ kế toán NSNN và hoạt động nghiệp vụ KBNN:
Tại Khoản 5 Điều 79: “Đối với các KBNN cấp huyện chưa có phòng kế toán, có thể giao nhiệm vụ cho 1 cán bộ đủ điều kiện, tiêu chuẩn giúp việc cho Kế toán trưởng, thay mặt Kế toán trưởng giải quyết các công việc khi được ủy quyền theo quy định và chịu trách nhiệm về các công việc trong thời gian được ủy quyền”.
Tại Điều 84: “Trường hợp Kế toán trưởng tạm thời vắng mặt ở đơn vị phải ủy quyền bằng văn bản cho người có đủ điều kiện, tiêu chuẩn theo quy định thay thế và phải được Giám đốc đơn vị KBNN duyệt”. Luật Kế toán năm 2015 không quy định điều kiện đối với người nhận ủy quyền kế toán trưởng mà chỉ quy định điều kiện đối với người có chức danh kế toán trưởng và chức danh phụ trách kế toán. Theo đó, người chưa có chứng chỉ kế toán trưởng có thể nhận ủy quyền của kế toán trưởng và chỉ chịu trách nhiệm về các công việc trong phạm vi được ủy quyền.
Quy định về ủy quyền của kế toán trưởng trong mục này cũng giải đáp phần nào câu hỏi trong mục III nhé các bạn.
Kế toán trưởng có thể ủy quyền cho kế toán viên hay không khi ký chứng từ với Ngân Hàng
Căn cứ Điều 581 Bộ luật dân sự năm 2005 quy định về hợp đồng uỷ quyền như sau:
“Hợp đồng uỷ quyền là sự thoả thuận giữa các bên, theo đó bên được uỷ quyền có nghĩa vụ thực hiện công việc nhân danh bên uỷ quyền, còn bên uỷ quyền chỉ phải trả thù lao, nếu có thoả thuận hoặc pháp luật có quy định”.
Theo quy định nêu trên giám đốc có thể ủy quyền cho kế toán trưởng A giao dịch và ký kết các chứng từ với Ngân hàng.
Căn cứ điều 583 Bộ luật dân sự về Uỷ quyền lại như sau:
“Bên được uỷ quyền chỉ được uỷ quyền lại cho người thứ ba, nếu được bên uỷ quyền đồng ý hoặc pháp luật có quy định.
Hình thức hợp đồng uỷ quyền lại cũng phải phù hợp với hình thức hợp đồng uỷ quyền ban đầu.
Việc uỷ quyền lại không được vượt quá phạm vi uỷ quyền ban đầu”.
Vì vậy kế toán trưởng có thể ủy quyền lại cho kế toán viên để người này giao dịch ký kết các chứng từ với Ngân hàng nếu được giám đốc đồng ý. Nếu giám đốc ủy quyền cho kế toán trưởng bằng văn bản thì kế toán trưởng cũng ủy quyền lại cho kế toán viên cũng bằng văn bản. Nội dung ủy quyền không được vượt quá phạm vi ủy quyền ban đầu.
Trong thời gian kế toán trưởng chưa ủy quyền lại cho kế toán viên, kế toán trưởng vẫn là người giao dịch ký kết các chứng từ với Ngân hàng như bình thường.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 584 Bộ luật dân sự quy định Nghĩa vụ của bên được uỷ quyền như sau: “Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện uỷ quyền về thời hạn, phạm vi uỷ quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi uỷ quyền”.
Như vậy theo điều luật này thì kế toán trưởng phải có trách nhiệm thông báo với Ngân hàng về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
Sau khi kế toán trưởng và ký toán viên ký hợp đồng ủy quyền với nhau. Thì tùy theo nội dung hai bên đã ký kết trong văn bản ủy quyền mà cả kế toán trưởng hoặc kế toán viên đều có quyền ký kết chứng từ với ngân hàng.
Nếu kế toán trưởng ủy quyền lại toàn bộ nội dung mà giám đốc đã ủy quyền cho kế toán viên thì chỉ kế toán viên mới được ký kết giao dịch với Ngân hàng.
Nếu kế toán viên ủy quyền một phần nội dung ủy quyền mà giám đốc đã ủy quyền thì kế toán viên chỉ được ký các giao dịch, giấy tờ mà kế toán trưởng đã ủy quyền.
Trong thời gian nghỉ thai sản kế toán trưởng có được ký chứng từ không
Về tính hợp pháp của các giấy tờ được người lao động ký trong thời gian nghỉ thai sản khi đã ủy quyền cho người khác. Theo các điều luật được nêu ra ở mục III thì:
– Khi ủy quyền, người ủy quyền không hề mất đi quyền của mình nên việc ký kết giấy tờ là không vi phạm pháp luật và các hồ sơ, giấy tờ được ký kết trong thời gian trên hoàn toàn hợp pháp.
Do vậy kế toán trưởng hoàn toàn có thể ký trong thời gian nghỉ thai sản của mình trong trường hợp thực sự cần thiết.
Qua bài viết trên chúng tôi đã giải đáp cho các bạn về các thắc mắc khi kế toán trưởng nghỉ thai sản. Các điều luật, các quy định cảu nhà nước về các lĩnh vực liên quan đều được nêu rõ trong bài. Nếu có gì cần tư vấn thêm, liên hệ chúng tôi để được giải đáp nhé.