Contents
Thủ tục đăng ký kế toán trưởng với ngân hàng như thế nào là một trong thắc mắc của rất nhiều bạn đọc. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé.
Công ty không có kế toán trưởng có bị phạt không?
Quy định của nhà nước về việc bổ nhiệm kế toán trưởng:
Theo mục 2 Điều 37 Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định:
” Khi thành lập đơn vị kế toán phải bố trí ngay người làm kế toán trưởng. Trường hợp khuyết kế toán trưởng thì cấp có thẩm quyền bố trí ngay kế toán trưởng mới. Trường hợp chưa có người có đủ tiêu chuẩn và điều kiện bổ nhiệm kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán hoặc thuê kế toán trưởng. Đối với doanh nghiệp nhà nước, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và hợp tác xã chỉ được cử người phụ trách kế toán trong thời hạn tối đa là một năm tài chính, sau đó bố trí người làm kế toán trưởng”.
Theo quy định trên ta thấy được:
– Người phụ trách tài chính thì họ chỉ được nắm giữ việc tài chính trong vòng 1 năm là tối đa. Tức là trong một năm công ty đó phải tìm được kế toán trưởng hoặc là người đó phải có chứng chỉ kế toán trưởng.
– Về việc thuê kế toán trưởng, bạn phải chọn đối tượng chính là công ty có chức năng hành nghề dịch vụ kế toán có uy tín. Phải được ký kết hợp đồng có sự ràng buộc của pháp luật. Chỉ có những đơn vị chuyên hành nghề về kế toán mới có thể cho thuê được kế toán trưởng, tuyệt đối không được thuê người không đáng tin cậy. Đơn vị cung cấp cũng phải đảm bảo các quy định tài chính, chịu trách nhiệm hình sự nếu vi phạm.
Người phụ trách công việc kế toán trưởng được ký thay kế toán trưởng không?
Theo quy định tại Khoản 3 Điều 118 Thông tư 200/2014/TT-BTC hướng dẫn – — Chế độ kế toán Doanh nghiệp do Bộ Tài chính ban hành có quy định như sau
Mọi chứng từ kế toán phải có đủ chữ ký theo chức danh quy định trên chứng từ mới có giá trị thực hiện. Riêng chứng từ điện tử phải có chữ ký điện tử theo quy định của pháp luật. Tất cả các chữ ký trên chứng từ kế toán đều phải ký bằng bút bi hoặc bút mực, không được ký bằng mực đỏ, bằng bút chì, chữ ký trên chứng từ kế toán dùng để chi tiền phải ký theo từng liên. Chữ ký trên chứng từ kế toán của một người phải thống nhất và phải giống với chữ ký đã đăng ký theo quy định, trường hợp không đăng ký chữ ký thì chữ ký lần sau phải khớp với chữ ký các lần trước đó.
– Do đó, đối với các sổ sách kế toán của đơn vị, người phụ trách không được phép ký thay vì không có thẩm quyền ký và không đúng với chữ ký của Kế toán trưởng trước đó.
– Ngoài ra, Khoản 4 Điều 53 Luật Kế toán 2015 có nêu: “Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật này và phải thực hiện trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng quy định tại Điều 55 của Luật này”.
– Như vậy, người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng phải đáp ứng đủ các điều kiện theo quy định thì mới được ký tên trên các sổ sách kế toán.
Thủ tục đăng ký kế toán trưởng với ngân hàng
1. Hiện nay, việc bố trí kế toán trưởng (hoặc người phụ trách kế toán) tại đơn vị kế toán và việc sử dụng chữ ký kế toán trưởng của tổ chức trên chứng từ giao dịch với ngân hàng đã được quy định cụ thể tại các văn bản sau:
– Khoản 1, Điều 37 Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2004 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán áp dụng trong hoạt động kinh doanh quy định:”Tất cả các đơn vị kế toán quy định lại khoản 1 Điều 2 của Nghị định này đều phải bố trí người làm kế toán trưởng, trừ Văn phòng đại diện của doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam, hộ kinh doanh cá thể và tổ hợp tác quy định tại điểm h, k khoản 1 Điều 2 của Nghị định này không bắt buộc phải bố trí người làm kế toán trưởng…”;
– Khoản 4, phần thứ ba về chế độ chứng từ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Quyết định số 15/2006/QĐ-BTC ngày 20/3/2006 của Bộ Tài chính, quy định: “Các doanh nghiệp chưa có chức danh kế toán trưởng thì phải cử người phụ trách kế toán để giao dịch với khách hàng, ngân hàng, chữ ký kế toán trưởng được thay bằng chữ ký của người phụ trách kế toán của đơn vị đó”;
– Khoản 2 Điều 8 Quyết định số 1789/2005/QĐ-NHNN ngày 12/12/2005 của Thống đốc NHNN ban hành Chế độ chứng từ kế toán ngân hàng cũng quy định: “Đối với chứng từ giao dịch với ngân hàng được lập bởi khách hàng là những đơn vị, tổ chức phải bố trí kế toán trưởng theo quy định của pháp luật thì trên chứng từ bắt buộc phải có đủ chữ ký của chủ tài khoản, kế toán trưởng hoặc người được ủy quyền ký thay và dấu đơn vị (nếu là chứng từ bằng giấy)” và “Đối với chứng từ giao dịch với khách hàng được lập bởi khách hàng là cá nhân, tổ chức được pháp luật quy định không bắt buộc phải bố trí kế toán trưởng thì trên chứng từ phải có chữ ký của chủ tài khoản hoặc người được chủ tài khoản ủy quyền ký thay”.
2. Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán
2.1. Chủ tài khoản là cá nhân: Giấy đề nghị mở tài khoản thanh toán bao gồm các yếu tố sau: Thông tin của chủ tài khoản (hoặc người giám hộ) và mẫu chữ ký. Thông tin của chủ tài khoản (hoặc người giám hộ) có những thay đổi như sau:
– Thông tin của chủ tài khoản là công dân Việt Nam: họ, tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, chức vụ, số điện thoại, số chứng minh thư (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực và ngày, nơi cấp, địa chỉ thường trú, địa chỉ hiện tại, người cư trú hoặc không cư trú. So với Quyết định 1284, Thông tư này yều cầu phải có thêm thông tin: ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, chức vụ, ngày, nơi cấp chứng minh thư, địa chỉ thường trú và hiện tại.
– Thông tin của chủ tài khoản là công dân nước ngoài: họ tên, ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, chức vụ, số điện thoại, số chứng minh thư (hoặc hộ chiếu) còn hiệu lực và ngày cấp, nơi cấp, thị thực nhập cảnh, cư trú ở nước ngoài địa chỉ và địa chỉ cư trú tại Việt Nam, người cư trú hoặc không cư trú. So với Quyết định 1284, Thông tư này yêu cầu phải có thêm thông tin: ngày, tháng, năm sinh, quốc tịch, nghề nghiệp, chức vụ, ngày, nơi cấp hộ chiếu, địa chỉ cư trú tại Việt Nam và nước ngoài.
2.2. Chủ tài khoản là tổ chức: Đơn xin mở tài khoản thanh toán bao gồm các yếu tố sau: Thông tin về tổ chức, người đại diện có thẩm quyền, kế toán trưởng, mẫu chữ ký của chủ tài khoản và kế toán trưởng, chữ ký của người có thẩm quyền và dấu (nếu có). So với Quyết định 1284, Thông tư này đòi hỏi phải có thêm thông tin về kế toán trưởng (trong trường hợp yêu cầu của pháp luật).
3. Trình từ và thủ tục mở tài khoản thanh toán
3.1. Nếu khách hàng cần mở tài khoản thanh toán, họ sẽ gửi một hồ sơ mở tài khoản cho ngân hàng qua bưu điện hoặc trực tiếp hoặc bằng phương tiện điện tử.
3.2. Ngân hàng sẽ kiểm tra và xử lý các tập tin yêu cầu mở tài khoản trong vòng một (01) ngày kể từ ngày nhận đơn.
3.3. Nếu hồ sơ mở tài khoản là đầy đủ phù hợp với quy định của pháp luật, các ngân hàng sẽ ký hợp hợp đồng mở tài khoản trực tiếp sau khi kiểm tra mẫu chữ ký và con dấu đảm bảo tính đúng đắn.
4. Đóng tài khoản thanh toán: Tài khoản thanh toán có thể bị đóng nếu không được duy trì số dư tối thiểu và không hoạt động trong một thời gian dài. Thời gian thông báo được quy định bởi bởi các ngân hàng và các thông báo được công khai cho khách hàng. Theo Quyết định 1284, quy định này không được đề cập.
5. Thông tư này cũng cung cấp các quy định khác về sử dụng tài khoản thanh toán, quyền và trách nhiệm của các ngân hàng và khách hàng, phong tỏa tài khoản và giải quyết tranh chấp.
Qua bài viết trên chúng tôi đã giải đáp thắc mắc thủ tục đăng ký kế toán trưởng với ngân hàng và các thắc mắc liên qua. Mong các bạn tìm hiểu và đọc kỹ để chấp hành theo đúng quy định của pháp luật.